Trần thạch cao với sự đa dạng, linh hoạt trong ứng dụng, phong phú trong trang trí đang ngày càng được ứng dụng trong xây dựng. Chính vì vậy để khách hàng hiểu được rõ hơn về trần thạch cao. Long Hải xin tổng hợp kiến thức với 15 năm trong nghề. Hy vọng sẽ mang lại những kiến thức hữu ích nhất cho khách hàng và thợ thi công khi tiếp cận đến hạng mục này.
Contents
Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là kết cấu tổ hợp của các lớp vật liệu bao gồm : Khung xương, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ liên quan. Trong đó:
- Khung xương có tác dụng tạo hệ kết cấu vững chắc để treo cả hệ trần lên sàn bê tông cốt thép của căn nhà thông qua các ti treo,
- Có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần, tấm được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng.
- Lớp sơn bả tạo độ nhẵn mịn, đều mầu cho bề mặt trần.
Ưu điểm và nhược điểm.
Ưu điểm.
- Trần thạch cao với đặc tính thi công nhanh gọn, dễ tháo lắp mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu trần nhà.
- Vật liệu thạch cao không chứa các chất độc hại, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
- Một đặc tính nổi bật không thể không kể đến nữa của trần thạch cao đó là các chỉ số kỹ thuật như. Chống cháy, chịu nhiệt, cách âm, tiêu âm, chống ẩm…
Trần thạch cao đảm bảo tính thẩm mỹ, mẫu mã đa dạng. Có thể sơn, treo các vật dụng trang trí, tạo phong cách và vẻ đẹp riêng cho không gian nhà bạn. - Phổ biến hiện nay có hai loại trần thạch cao đó là trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Mỗi loại trần lại có những ưu điểm, khuyết điểm riêng.
Trần thạch cao đẹp
Nhược điểm.
- Trần thạch cao có một nhược điểm nổi bật nhất là kỵ nước. Nếu bị ngấm nước sẽ làm trần có màu ố vàng. Nhanh hỏng vì vậy đòi hỏi phải chống thấm tốt cho trần khi thi công.
- Màu sắc của trần thạch cao thường là màu trắng. Do đó nó không phù hợp với các không gian đa dạng màu sắc.
- Đối với trần thạch cao nổi. Nhược điểm của nó là không thể treo các vật trang trí nặng, sẽ dễ gậy sụt, bể trần.
Ứng dụng của trần thạch cao.
Trần vách thạch cao được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong hầu hết các công trình xây dựng. Là vật liệu hoàn thiện với bề mặt nhẵn mịn, độ cứng chắc phù hợp, tính cơ lý linh hoạt. Kết hợp được với nhiều vật liệu để tạo ra các cấu kiện có tính năng đa dạng như:
- Thạch cao chịu ẩm:
Được kết hợp giữa khung xương thạch cao và tấm thạch cao chịu ẩm.
Được sử dụng phổ biến cho các công trình trong môi trường ẩm như nhà tập thể cũ, phòng vệ sinh. - Thạch cao chịu nước:
Sử dụng tấm chịu nước với hệ khung xương trần chìm, trần thả.
Được sử dụng cho các công trình tiếp cận với nguồn ẩm cao như vệ sinh, nhà cũ dột… - Thạch cao chống nóng, cách nhiệt:
Tấm thạch cao kết hợp với xốp hoặc bông thủy tinh tạo ra kết cấu trần thạch cao chống nóng.
Chống nóng, cách nhiệt được thiết kế cho các khu vực có nhiệt độ nhiệt cao. Chủ yếu là trần mái tôn cho nhà ở, nhà xưởng… - Thạch cao chống cháy:
Là sự kết hợp của tấm thạch cao chống cháy, bông thủy tinh và khung xương, ứng dụng cho các công trình đòi hỏi chống cháy lan.
Thời gian chịu lửa được tính theo: chống cháy 60 phút, chống cháy 90 phút, chống cháy 120 phút…
Tùy theo thời lượng chịu cháy cần thiết mà thiết kế sẽ kết hợp các chủng loại vật liệu phù hợp. - Thạch cao tiêu âm: Cấu tạo gồm tấm thạch cao tiêu âm, bông thủy tinh, cao su non, mút xốp, vải nỉ…
Được kết hợp linh hoạt vừa tạo vẻ thẩm mỹ theo thiết kế nội thất, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu âm, cách âm.
Tiêu âm ứng dụng chủ yếu cho hội trường, rạp chiếu phim, studio, phòng karaoke… - Trần thạch cao cổ điển, tân cổ điển:
Là thiết kế sử dụng trần thạch cao kết hợp với phào chỉ hoa văn.
Tùy theo từng motip thiết kế mà người ta phân chia thành tân cổ điển, hay cổ điển.
Trần thạch cao cổ điển hay tân cổ điển thường ứng dụng cho
Bạn có thể cần biết về vách tường thạch cao.
Lời kết.
Trần thạch cao đa dạng tính năng, tiện lợi, chi phí thấp. Chính vì vậy mà ngày càng được ứng dụng trong xây dựng nội, ngoại thất.
Để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến trần thạch cao. Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi.