Lớp sơn phủ là thành phần khá quan trọng với các công trình nhà ở. Vì nó thuộc trong các yếu tố quyết định diện mạo của ngôi nhà có thẩm mỹ hay không. Vậy nên, với một công trình mới hoàn thiện mà xuất hiện sự cố về lớp sơn. Điển hình như biểu hiện của sự bong tróc sơn tường, thì sẽ không một gia chủ nào hài lòng. Và mọi vấn đề hay sự cố nào cũng có nguyên nhân của nó. Cùng Thợ Long Hải tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến bong tróc sơn tường và ứng phó như thế nào với hiện tượng này.
Thực tế cho thấy khi xuất hiện hiện tượng bong tróc sơn tường. Mọi người thường nghĩ ngay là sử dụng sơn có chất lượng chưa tốt. Nhưng nó chỉ là một trong vô số các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Ngoài nguyên nhân đó còn có những nguyên nhân thường gặp khác, và điển hình có 3 nguyên nhân chủ yếu là:
Chịu tác động của các ngoại lực.
Với các bức tường thì chịu tác động ngoại lực là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên với sơn tường là chất lỏng thì không thể thử thách độ bền bằng cách kẻ bằng móng tay, cọ xát bằng vật cứng, bóc bằng tay…Vì dù dùng sơn cao cấp đến đâu thì vẫn có thể có hiện tượng bong tróc sơn tường Nhất là với những loại sơn cao cấp chứa nhiều nhựa Acrylic. Có tác dụng giúp bảo vệ tường trước các tác động ngoại cảnh. Nhưng tác động ngoại cảnh là những va chạm nhẹ và giúp tường bền hơn với thiên nhiên.
Lời khuyên của các chuyên gia là khi có hiện tượng bong tróc do những cọ sát mạnh, … Thì bạn nên xử lý bằng cách vá lại mảng sơn tróc tại chính vị trí bị bong. Lưu ý hãy cố gắng đừng để trẻ em dùng tay bóc lớp sơn tường. Vừa nguy hiểm cho trẻ mà còn tốn thời gian và ngân sách cho chủ nhà sửa chữa.
Do độ ẩm.
Một trong những nguyên nhân phổ biến của sự bong tróc sơn tường, nứt sơn tường là do độ ẩm. Độ ẩm trong không khí là nhân tố tiếp xúc trực tiếp với sơn tường. Tưởng rằng trong quá trình sử dụng có tác dụng của độ ẩm mới kiến sơn bong tróc. Nhưng thực tế là do trong quá trình thi công thì tường nhà trong điều kiện đạt độ khô chưa đạt. Theo các chuyên gia thì độ ẩm của tường nếu đo dưới 16% bởi máy đo độ ẩm Protimeter chuyên dụng là điều kiện để thi công.
Để tránh trường hợp này thì khi thi công các kĩ sư cần tuân thủ nghiêm các nguyên tắc. Để tránh những lỗi độ ẩm dẫn đến hiện tượng bong tróc, phổng rộp của sơn tường. Làm gia chủ không hài lòng về ngôi nhà của mình.
Vệ sinh bề mặt không đạt yêu cầu.
Bên cạnh 2 nguyên nhân trên thì một yếu tố cũng thường gặp khi có hiện tượng bong tróc và nứt sơn là do vệ sinh bề mặt không kĩ. Khi bề mặt tường chưa được làm sạch, kỹ thì khi sơn lên sẽ không có độ liên kết, độ bám dính kém. Dần thì tường nhà cũng sẽ có hiện tượng tự phồng rộp lên. Ngoài ra sử dụng bột trét kém về chất lượng cũng là một yếu tố quan trọng làm bề mặt của tường không tạo độ kết dính. Còn có trường hợp dùng bột quá mềm, dẫn đến độ liên kết kém kéo theo hiện tượng các hạt bột phấn rã ra. Sau đó là toàn bộ các lớp sơn cũng sẽ cứ thế mà bong tróc theo.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin về các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bong tróc sơn tường và cách giải quyết. Đã phần nào giúp các bạn định hướng được các nguyên nhân của tường nhà mình mà có các biện pháp khắc phục cụ thể. Chúc bạn thành công.
Có thể bạn cần biết thêm: