Sơn lót chống kiềm là gì? Những ưu điểm và hậu quả khi không dùng.

Sử dụng sơn lót chống kiềm nội và ngoại thất trong quá trình thi công thì ngày một được phổ biến rộng rãi hơn. Nó giúp hạn chế hiện tượng kiềm hóa, phấn hóa, muối hóa, loang màu trên các vật liệu như xi măng, vôi,… Nhất là với môi trường nóng ẩm của Việt Nam thì đây là một trong những sản phẩm vô cùng quan trọng để giúp cho công trình được bền đẹp với thời gian.

Có lẽ khái niệm sơn lót kháng kiềm bạn đã nghe quen thuộc nhưng để hiểu kỹ về thế nào là kháng kiềm thì chắc rất ít người hiểu rõ. Nếu chưa hiểu rõ được khái niệm sơn lót chống kiềm thì hãy cùng Thợ Long Hải  tìm hiểu kĩ hơn ở bài viết dưới đây

Sơn lót chống kiềm là gì?

Như mọi người cũng biết kiềm hay còn gọi là bazơ là chất thường tìm thấy được ở những nơi có độ ẩm cao. Đặc biệt là với thời tiết một nước nhiệt đới gió mùa như Việt Nam thì khi vôi và xi măng có rất nhiều gốc Ca+, Na+ sẽ dễ có các phản ứng kiềm hóa.

Theo những kiến thức Hóa học phổ thông thì tính kiềm, axit được tính theo độ pH. Những chất có độ pH>7 thì sẽ có tính bazơ. Còn nếu độ pH<7 sẽ mang tính axit và pH=7 thì là trung tính. Có thể nói đây chính là thang đo tính kiềm. Bạn có thể tiến hành đo độ pH môi trường thi công.

Thông thường với các bề mặt có độ ẩm cao như vôi và xi măng thì có tính kiềm rất cao. Các phản ứng kiềm hóa diễn ra thì gây ra các tác động phá vỡ cấu trúc của lớp sơn. Từ đó dẫn đến các hiện tượng phấn hóa, loang màu và làm giảm tínhthẩm mỹ cho công trình. Sản phẩm sơn lót chống kiềm hay còn có tên khác là Alkali Resisting Sealer  có công dụng trung hòa tính kiềm tránh các phản ứng kiềm hóa xảy ra. Mục đích là bảo vệ lớp sơn phủ luôn bền đẹp theo thời gian.

sơn lót chống kiềm là loại sơn đang được phổ biến nhất hiện nay
sơn lót chống kiềm là loại sơn đang được phổ biến nhất hiện nay

2. Nếu không dùng sơn lót chống kiềm sẽ xảy ra vấn đề gì?

Với khí hậu nóng ẩm quanh năm như Việt Nam nếu các công trình không sử dụng lớp sơn lót chống kiềm thì sẽ có thể có  các hiện tượng xảy ra như:

  • Giảm tính thẩm mỹ: Với các phản ứng kiềm hóa thì xi măng ăn mòn lớp sơn phủ. Và từ đó dần phá vỡ cấu trúc bề mặt. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sơn bị bong tróc, loang màu, ố màu gây mất thẩm mỹ. Trực tiếp làm  giảm tính thẩm mỹ của công trình.
  • Bong tróc sơn: Bề mặt công trình và đặc biệt với điều kiện khí hậu đặc thù thì rất dễ bị xâm nhập ẩm. Và điều này ảnh hưởng đến các lớp sơn phủ, khiến mất đi độ bám dính dẫn tới các mảng sơn bị bong tróc.
  • Bay màu sơn, xuống cấp: Theo thời gian thì lớp sơn phủ rất dễ bị bay màu từ các tác động của một số chất có trong xi măng. Các tác động này khiến công trình nhìn cũ và sơn thì bị bay màu và xuống cấp hơn.
Những hậu quả gây ra khi bạn bỏ qua loại sơn này
Những hậu quả gây ra khi bạn bỏ qua loại sơn này

3. Ưu điểm của sơn lót chống kiềm

Sơn lót chống kiềm luôn nằm trong danh sách những loại sơn cần thiết cho một công trình hoàn hảo. Vì khi sử dụng nó  giúp bảo vệ tối đa ngôi nhà của bạn. Ngoài ra còn mang đến hiệu quả của cả trong quá trình sơn nội thất ngoại thất

Những tác dụng ưu việt của sơn lót chống kiềm sau đây:

  • Khả năng chính là chống kiềm hóa – kháng kiềm vượt trội.
  • Ngăn chặn và giảm hiện tượng phai màu.
  • Tạo độ bám dính tốt cho lớp sơn phủ.
  • Tiết kiệm chi phí hơn so với việc lăn nhiều lớp sơn phủ. Nếu tính về lâu về dài thì lớp sơn phủ nhanh xuống cấp dẫn đến phải sơn sửa lại sớm hơn. Điều này sẽ tốn cả ngân sách và công sức.
  • Chống rêu mốc.

Lời kết. 

Hy vọng những gợi ý trang trí phòng ăn trên đã giúp bạn hiểu thêm về sơn lót chống kiềm là gì? Và các ưu điểm và hậu quả khi không sử dụng loại sơn này. Hãy mang những gì tốt nhất cho các công trình của mình. Chúc bạn thành công.

Có thể bạn cần biết thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 097 137 65 65
Chat Zalo
Gọi điện ngay